Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn
Tinh hoa nghề gốm xưa và nay
15/07/2023
ADMIN
Xuất hiện cách đây hàng ngàn năm, nghề Gốm không chỉ cho thấy tiến bộ vượt bậc trong thiết kế sản xuất ra những công cụ phục vụ cuộc sống mà còn cho thấy trí sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của người thợ gốm Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm cùng với thời gian, những làng gốm nổi tiếng xưa vẫn được gìn giữ và lưu truyền tới ngày nay như: Làng Gốm Bát Tràng, làng Gốm Chu Đậu, làng Gốm Bàu Trúc
Gốm cổ truyền Việt Nam có cách đây hàng ngàn năm. Gốm xuất hiện trong những di chỉ thuộc văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn, văn hóa Hạ Long và trong di chỉ thuộc hậu kỳ đồ đá mới Phùng Nguyên, giai đoạn Đồng Đậu, giai đoạn Gò Mun... Đặc biệt, đến thời Lý - Trần (thế kỷ XI - XIV) nghề gốm Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc từ kỹ thuật đến chất men. Các sản phẩm gốm thời Lý - Trần có họa tiết đa dạng, tinh xảo mang lại giá trị thẩm mỹ rất cao và là niềm khao khát của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo tài liệu giới thiệu “Lịch sử nghề gốm ở Thổ Hà” của Ty Văn hóa Hà Bắc và tài liệu “Tìm hiểu nghề gốm ở Bát Tràng”, tư liệu đánh máy của Viện Mỹ thuật, năm 1964, vào khoảng thời Lý - Trần có ba người đỗ Thái học được cử đi sứ nhà Tống (Trung Quốc) là Hứa Vĩnh Kiều, người làng Bồ Bát (Thanh Hóa), Đào Trí Tiến, người làng Thổ Hà (Hà Bắc), Lưu Phong Tú, người làng Kẻ Sặt (Hải Dương) đã học được nghề sứ gốm. Khi về nước, ba ông chọn ngày lành tháng tốt lập đàn ở bên sông Hồng làm lễ truyền nghề cho dân làng. Để truyền nghề, ông Kiều về làng Bồ Bát chuyên chế các hàng gốm sắc trắng; ông Tiến về làng Thổ Hà chuyên chế các hàng gốm sắc đỏ; ông Tú về làng Phù Lãng chuyên chế các hàng gốm sắc vàng, thẫm.
Template được thiết kế bởi Giaodienblog.com - Zalo 0868450305
Tinh hoa nghề gốm xưa và nay
Danh mục